Người bảo lĩnh bị can để bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Để có thể bảo lĩnh bị can thì cá nhân phải từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về việc bảo lĩnh bị can như sau:
Bảo lĩnh
...
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
...
Theo đó, để có thể bảo lĩnh bị can thì cá nhân phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, còn cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:
- Có nhân thân tốt;
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,
- Có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và
- Cần phải có ít nhất 02 người thực hiện bảo lĩnh bị can.
Cá nhân nhận bảo lĩnh bị can phải làm giấy cam đoan không để bị can vi phạm các nghĩa vụ quy định và phải có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Người bảo lĩnh bị can để bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Bị can được bảo lĩnh thì cần phải làm giấy cam đoan những nội dung gì?
Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thị bị can được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau:
(1) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
(2) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
(3) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Lưu ý: Trường hợp bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Người bảo lĩnh bị can để bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về trường hợp người bảo lĩnh bị can để bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan như sau:
Bảo lĩnh
...
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu người bảo lĩnh bị cam mà để bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, mức phạt được xác định theo quy định tại Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
...
Như vậy, nếu người bảo lĩnh bị can để bị can vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?