Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp viễn thông được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi nào?
- Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận không?
Doanh nghiệp viễn thông được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi nào?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Viễn thông 2009 về ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông đã được cấp phép, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, đồng thời có biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Theo quy định trên, doanh nghiệp viễn thông được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.
Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
(Hình từ Internet)
Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 28 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Vi phạm các quy định về ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không gửi hồ sơ đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do chấm dứt hoạt động đến Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do chấm dứt hoạt động hoặc ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?