Ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên có vi phạm quy định pháp luật không? Mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?
Ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên có vi phạm quy định pháp luật không?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
...
8. Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
10. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản.
..
Như vậy, không phải mọi trường hợp vứt bỏ chài bắt cá (ngư cụ) xuống vùng nước tự nhiên đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu trong trường hợp bất khả kháng cá nhân buộc phải vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên thì sẽ không vi phạm pháp luật.
Hiện tại, pháp luật không quy định về trường hợp bất khả kháng đối với hành vi này.
Trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luật việc thực hiện hành vi vứt bỏ chài bắt cá của cá nhân, tổ chức có phải là hành vi bất khả kháng hay không.
Ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên có vi phạm quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)
Mức phạt đối với hành vi vứt bỏ chài xuống vùng nước tự nhiên là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính phạt đối với hành vi vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về nghề, ngư cụ khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định hoặc vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nghề cấm, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên thì sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, sẽ bị tịch thu chài bắt cá và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm là bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngư dân phải mang theo giấy tờ gì trong hoạt động khai thác thủy sản?
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 52 Luật Thủy sản 2017 về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác thủy sản như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
...
g) Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
...
Như vậy, trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản, ngư dân phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ sau:
- Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng,
- Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?