Ngoài Thanh tra Bộ Công an thì còn có những cơ quan thanh tra nào khác trong Công an nhân dân hay không?
Ngoài Thanh tra Bộ Công an thì còn có những cơ quan thanh tra nào khác trong Công an nhân dân hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân
1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);
c) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Ở các cơ quan, đơn vị không có tổ chức thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật. Đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, biên chế và hoạt động của các cơ quan Thanh tra được quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì ngoài cơ quan thanh tra Bộ Công an thì còn có một số cơ quan sau thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân, bao gồm:
(1) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);
(2) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Ngoài Thanh tra Bộ Công an thì còn có những cơ quan thanh tra nào khác trong Công an nhân dân hay không? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Công an sẽ tiến hành thanh tra đối với những đối tượng nào?
Theo Điều 4 Nghị định 41/2014/NĐ-CP thì Thanh tra Bộ Công an sẽ tiến hành thanh tra đối với những đối tượng sau:
(1) Cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc Bộ Công an quản lý.
(2) Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
(3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Thanh tra Bộ Công an có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
4. Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Theo quy định này thì Thanh tra Bộ Công an nhân dân sẽ có một số quyền hạn và nhiệm vụ sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
(2) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
(3) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
(4) Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
(5) Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?