Nghiệp vụ cấp tín dụng mà Chi nhánh Số 1 ngân hàng X đã ký với khách hàng là nghiệp vụ gì? Xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng đã giao kết trong quan hệ cấp tín dụng nói trên?
Cấp tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Nghiệp vụ cấp tín dụng mà Chi nhánh Số 1 ngân hàng X đã ký với khách hàng là nghiệp vụ gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau;
"Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
...
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận."
Bên cạnh đó, khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có nêu:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
18. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận."
Dựa theo thông tin chị cung cấp thì ngân hàng thương mại đang cấp tín dụng dưới hình thức Bảo lãnh ngân hàng.
Cấp tín dụng
Xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng đã giao kết trong quan hệ cấp tín dụng nói trên?
Tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Bên cạnh đó, Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."
Như vậy, trong trường hợp này chi nhánh đã ký kết hợp đồng giao dịch vượt quá thẩm quyền của mình (chi nhánh chỉ được ký kết các hợp đồng có giá trị không vượt quá 2 tỷ đồng). Như vậy hợp đồng này được giao kết bởi chủ thể không có đủ chức năng, thẩm quyền. Khi giao kết hợp đồng thì trước tiên phải xác định chủ thể giao kết là ai. Bản thân chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, mà chỉ có thể thực hiện công việc của công ty theo ủy quyền. Như vậy nếu khách hàng xác định giao dịch với chi nhánh thì trong hồ sơ ban đầu phải có giấy ủy quyền này. Sai sót có thể trong giai đoạn khi giao kết khách hàng đã không kiểm tra về phạm vi được ủy quyền của chi nhánh. Do đó, hợp đồng bảo lãnh ban đầu sẽ vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?