Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày mà không treo cờ Tổ quốc thì có bị xử phạt không? Chỉ treo cờ trong ngày lễ Quốc tế lao động thì có được không?
Có phải treo cờ Tổ quốc trong ngày nghỉ lễ 30/4 hay không?
Theo Mục II Điều lệ 974-TTg năm 1956, có quy định về việc treo cờ Tổ quốc như sau:
KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
3) Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …
Theo quy định trên thì chỉ có ngày Quốc tế lao động 1/5 là người dân bắt buộc phải treo cở Tổ quốc ở ngoài nhà. Đồng thời Điều lệ không có quy định nào đề cập đến việc bắt buộc treo cờ Tổ quốc vào ngày nghỉ lễ 30/4 hằng năm hết.
Như vậy, người dân không cần thiết phải treo cờ Tổ quốc trong ngày nghỉ lễ 30/4 và chỉ cần treo cờ trong ngày nghỉ lễ 1/5 là đủ.
Tuy nhiên trong những ngày lễ này, các địa phương thường sẽ tuyên truyền, kêu gọi người dân thực hiện việc treo cờ liên tục trong 02 ngày lễ 30/4 và 01/5.
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày mà không treo cờ Tổ quốc thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày mà không treo cờ Tổ quốc thì có bị xử phạt không?
Như đã nêu trên thì Nhà nước không bắt buộc người dân phải treo cờ Tổ quốc trong ngày nghỉ lễ 30/4 mà chỉ cần treo trong nghỉ lễ 1/5.
Việc treo cờ Tổ quốc sẽ được thực hiện theo quy định tại Mục III Điều lệ 974-TTg năm 1956 như sau:
(1) Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
(2) Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
(3) Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
(4) Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
(5) Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đối với việc xử phạt đối với hành vi không treo cờ Tổ quốc trong ngày lễ quy định thì hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này.
Doanh nghiệp thực hiện hoán đổi ngày làm việc để người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì mỗi năm người lao sẽ được nghỉ 02 trong dịp lễ 30/4 -1/5 và được hưởng nguyên lương.
Theo thông tin từ Chính phủ thì cán bộ, công chức, viên chức, sẽ được hoán đổi ngày làm việc để được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tiếp 05 ngày.
Đối với doanh nghiệp, Nhà nước chỉ khuyến khích thực hiện hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 như cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp doanh nghiệp chấp thuận hoán đổi ngày làm việc để tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, vui chơi trong dịp lễ thì lịch nghỉ lễ và làm bù sẽ do doanh nghiệp tự sắp xếp và thỏa thuận với người lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của doanh nghiệp có thể thực hiện theo 02 trường hợp sau:
(1) Trường hợp doanh nghiệp cho nghỉ ngày thứ Hai (29/4):
Người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 04 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (01/5/2024) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp hoặc thỏa thuận sử dụng ngày phép năm và không cần làm bù.
(2) Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoán đổi ngày làm việc:
Người lao động sẽ được nghỉ Chủ nhật (28/3/2024), thứ Ba (30/4/2024) và thứ Tư (01/5/2024). Ngày thứ Hai vẫn sẽ đi làm bình thường.
* Trường hợp do tính chất công việc nên cần người lao động phải làm việc trong ngày lễ thi doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động như sau:
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động đi làm vào ngày lễ 30/4 và 1/5 như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?