Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào? Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư là cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào? Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư là cơ quan nào? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào?

Nghị định thư Kyoto năm 1997 là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005.

Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn.

Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 .

Nghị định thư Kyoto quy định những vấn đề gì?

Nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ước, Nghị định thư Kyoto đã tăng cường các cam kết liên quan đến thải khí nhà kính đối với các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC và mở rộng các cam kết liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục II UNFCCC.

Điều này cho thấy Nghị định thư đã tính đến việc các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và II UNFCCC là những nước đóng góp chính vào hiện tượng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước.

Mục tiêu

Nghị định thư Kyoto chia sẻ mục tiêu chung với Công ước là ổn định mức độ tích tụ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được các tác động nguy hiểm cho hệ thống khí hậu (xem Phần II.13).

Để đạt được mục tiêu này, Nghị định thư Kyoto đã đề ra và tăng cường rất nhiều cam kết của Công ước.

Nội dung

Nội dung của Nghị định thư bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về bảo đảm tuân thủ.

Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư.

Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào?

Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Kyoto là cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với biến đổi khí hậu như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về biến đổi khí hậu:
...
e) Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;
g) Xây dựng tiêu chí ưu tiên, tổ chức rà soát, xác định danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu; có ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương;
h) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; cơ quan đầu mối quốc gia về Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); cơ quan thẩm quyền quốc gia thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cơ quan chuyên trách quốc gia của Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia;
i) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
k) Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh do các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Kyoto.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực nào?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP thì:

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực:

- Đất đai;

- Tài nguyên nước;

- Tài nguyên khoáng sản, địa chất;

- Môi trường;

- Khí tượng thủy văn;

- Biến đổi khí hậu;

- Đo đạc và bản đồ;

- Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

- Viễn thám;

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Nghị định thư Kyoto
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định thư Kyoto là gì? Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày nào? Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư là cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghị định thư Kyoto
1,592 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghị định thư Kyoto
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào