Nghệ sĩ ưu tú cải lương để được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Cơ quan nào chủ trì tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương?
Việc chủ trì tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho nghệ sĩ ưu tú cải lương thuộc thẩm quyền của cơ quan được quy định tại Điều 5 Nghị định 89/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (sau đây gọi là Kế hoạch) trước mỗi đợt xét tặng.
Theo quy định trên, cơ quan chủ trì tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nghệ sĩ ưu tú cải lương để được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương được quy định tại Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
(2) Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
(3) Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên.
(4) Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:
- Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:
+ Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật.
+ Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước.
+ Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.
Nghệ sĩ ưu tú cải lương (Hình từ Internet)
Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương được quy định thế nào?
Việc xét tặng danh hiệu danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương được thực hiện theo quy trình tại Điều 11 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP như sau:
Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
Việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:
1. Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Học viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật; Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục công tác Đảng và công tác chính trị thuộc Bộ Công an; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.
2. Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;
b) Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, việc xét tặng danh hiệu danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho Nghệ sĩ ưu tú cải lương được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:
- Hội đồng cấp cơ sở;
- Hội đồng cấp Bộ;
- Hội đồng cấp Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?