Ngày vía Thần Tài: Giá vàng vào ngày này sẽ do ai quy định? Có bắt buộc niêm yết giá tại các tổ chức hoạt động kinh doanh vàng không?
Ngày vía Thần Tài: Giá vàng trong nước vào ngày này sẽ do ai quy định?
Từ xa xưa, Thần Tài đã trở thành một vị thần quen thuộc với mọi người dân ở phương Đông và đặc biệt những người buôn bán, kinh doanh. Đây là vị thần nổi tiếng trong việc chuyên trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ.
Vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng tháng, mọi người đều coi đó là ngày vía Thần Tài và sắm sửa lễ vật để dâng lên ông với hi vọng tháng đó sẽ có nhiều tài lộc hơn, cẩn thận để không bị mất đi tài lộc.
Vào ngày vía Thần Tài chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh mọi người xếp hàng mua vàng ở các cửa tiệm để với một mong ước năm nay mình có thể gặp nhiều may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm.
Tuy nhiên hiện nay không có quy định pháp luật về tổ chức nào có quyền quy định giá vàng trong nước (kể cả Nhà nước hay Ngân hàng nhà nước) mà giá sẽ được dao động theo giá thị trường và có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thực hiện bình ổn thị trường vàng căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 24/2012/NÐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
c) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Mua vàng trong ngày vía Thần tài (Hình từ Internet)
Có bắt buộc niêm yết giá vàng tại các tổ chức hoạt động kinh doanh vàng trong ngày vía Thần Tài không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau
Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì chỉ bắt buộc công khai giá mua, giá bán đối với vàng miếng tại địa điểm giao dịch không chỉ trong ngày vía Thần Tài mà tất cả những ngày khác trong thời gian hoạt động.
Và mức phạt trên là quy định đối với cá nhân, tổ chức thì sẽ gấp 02 lần quy định trên là từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tuy nhiên quy định trên chỉ áp dụng đối với vàng miếng còn đối với những loai vàng khác ví dụ như vàng trang sức, mỹ nghệ thì không bắt buộc phải thực hiện công khai giá giá mua bán vàng trong thời gian hoạt động hay kể cả ngày vía Thần tài.
Vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ khác nhau như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NÐ-CP quy định như sau như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
3. Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
4. Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.
Qua quy định trên ta có thể hiểu sự khác nhau tương đối của 2 loại vàng này như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?