Ngày truyền thống Hội Đông y Việt Nam 22/8 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Cơ quan cao nhất của Hội Đông y Việt Nam?
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày truyền thống Hội Đông y Việt Nam 22/8?
Căn cứ theo quy định tại Lời nói đầu Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 thì nền đông y Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân qua hàng nghìn năm lịch sử.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 52 ngày 22 tháng 4 năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa "quy định việc lập hội" ra đời.
Ngày 22 tháng 8 năm 1946 tại Nghị định số 337NV/DC của Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hội Nghiên cứu nam dược, sau đổi tên là Hội Đông y cứu quốc.
Sau kháng chiến chống thực Pháp thành công, ngày 03 tháng 6 năm 1957 Bộ Nội vụ ban hành Nghị định 399-NV-DC-NĐ cho phép thành lập Hội Đông y Việt Nam.
Từ đó đến nay Hội đã phát triển không ngừng về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức.
Đông y Việt Nam là di sản của nền văn hóa Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam có tính chất đặc thù, có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển nền đông y Việt Nam xứng đáng với vai trò lịch sử đất nước.
Theo dòng lịch sử đó thì "Ngày 22 tháng 8" hằng năm đã được chọn làm ngày truyền thống của Hội Đông y Việt Nam (Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011).
Ngày truyền thống Hội Đông y Việt Nam 22/8 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội Đông y Việt Nam có những nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 thì Hội Đông y Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho những người hành nghề đông y, đông dược. Động viên mọi người đoàn kết mang hết tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng tổ chức hội trên các mặt: Truyền bá y thuật của nền đông y Việt Nam. Dịch thuật, biên soạn tài liệu, sách báo đông y, đông dược xuất bản để hướng dẫn lý luận và kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên.
- Tổ chức khám chữa bệnh bằng đông y và các bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật; từng bước xã hội hóa nền đông y, đông dược trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tổ chức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ lương y, lương dược theo quy định của pháp luật; phối hợp cùng ngành y tế đào tạo đội ngũ thầy thuốc đông y Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh bằng đông y tại cộng đồng.
- Vận động, khuyến khích người có bài thuốc gia truyền chữa bệnh có hiệu quả, truyền lại cho con cháu và cống hiến cho Nhà nước hoặc cho Hội để bảo tồn và phát huy mặt tích cực của các bài thuốc đó, tránh thất truyền.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên để nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt sức khỏe của nhân dân.
- Tham gia xây dựng chính sách pháp luật, tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật nhằm bảo tồn phát triển nền đông y, đông dược Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế của Hội về đông y, đông dược theo qui định của pháp luật.
- Xác định khả năng chuyên môn của người hành nghề đông y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền theo quy định của pháp luật để cơ quan chức năng cấp phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ quan cao nhất của Hội Đông y Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 thì Hội có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Đại hội đại biểu;
(2) Ban Chấp hành;
(3) Ban Thường vụ;
(4) Ban Kiểm tra;
(5) Văn phòng Hội và các ban chuyên môn;
(6) Trung tâm thừa kế ứng dụng; Phòng chẩn trị và các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội Đông y Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật.
(7) Chi hội: Ở bệnh viện, bệnh xá, trường học, viện nghiên cứu, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp ở Trung ương có hoạt động chuyên môn đông y, đông dược có ít nhất 03 hội viên trở lên được thành lập chi hội trực thuộc Trung ương Hội.
Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 thì Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Đông y Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc (sau đây gọi chung là Đại hội).
Đại hội được tổ chức 5 năm một lần do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội yêu cầu hoặc có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?