Ngày truyền thống Cựu chiến binh hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu?

Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là ngày 06 tháng 12 hằng năm đúng không? Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập của Hội hằng năm được tổ chức thế nào? Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng chế độ, chính sách gì? câu hỏi của chị H (Ninh Bình).

Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là ngày 06 tháng 12 hằng năm đúng không?

Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định tại Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP như sau:

Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
...

Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Theo đó, ngày 06 tháng 12 năm 1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cựu chiến binh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Hằng năm, vào ngày 06 tháng 12, các cấp hội cựu chiến binh trên cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cựu chiến binh và nhân dân, đồng thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân cựu chiến binh có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công tác.

Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là ngày 06 tháng 12 hằng năm đúng không? Tổ chức kỷ niệm nhân ngày này ra sao?

Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là ngày 06 tháng 12 hằng năm đúng không? Tổ chức kỷ niệm nhân ngày này ra sao? (hình từ internet)

Tổ chức kỷ niệm nhân ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam được quy định thế nào?

Tổ chức kỷ niệm nhân ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:

Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Theo đó, tổ chức kỷ niệm nhân ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam được thực hiện như sau:

(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:

- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày thành lập xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;

- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:

+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.

- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.

Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng những chính sách, chế độ nào?

Theo Điều 10 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm công tác kiêm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của các đoàn thể chính trị - xã hội khác.
3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:
b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:
a) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Như vậy, cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng những chính sách, chế độ như tại quy định trên.

Ngày truyền thống cựu chiến binh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời thế nào? Ý nghĩa về Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 06/12 hằng năm?
Pháp luật
Ngày truyền thống Cựu chiến binh hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu?
Pháp luật
Lấy ngày 06/12 hằng năm là Ngày truyền thống Cựu chiến binh đúng không? Có những hoạt động kỷ niệm nào được thực hiện nhân ngày này?
Pháp luật
Cựu chiến binh được xác định như thế nào theo quy định pháp luật? Ngày truyền thống cựu chiến binh là ngày nào trong năm pháp luật có quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày truyền thống cựu chiến binh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
572 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày truyền thống cựu chiến binh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào