Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024) thế nào?
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024) như thế nào?
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024):
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).
Nội dung Đề cương gồm ba phần:
Phần thứ nhất: 35 năm xây dựng và phát triển của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Phần thứ hai: Tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Phần thứ ba: Một số tư liệu và sự kiện.
Xem chi tiết:
TẢI VỀ Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024).
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024) như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam như sau:
(1) Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
(2) Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
(3) Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:
- Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
(4) Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
- Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Cựu chiến binh là ai?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng được công nhận là Cựu chiến binh như sau:
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
(2) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
(3) Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:
- Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền
(4) Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.
(5) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
(6) Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 và được cụ thể tại (1), (2), (3), (4), (5) không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
- Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
(7) Việc xác nhận cựu chiến binh:
- Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
- Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
- Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
(8) Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm của Đảng viên trong Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 ghi thế nào?
- Ai quy định tờ khai thuế? Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm là tờ khai thuế nào?
- Tháng 12 là tháng gì của con trai? Tháng 12 2024 có lễ gì? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày?
- Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
- Bản kiểm điểm cuối năm của đảng viên được lưu trữ tại đâu? Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của đảng viên được quy định ở đâu?