Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngày nào? Ngày Toàn quốc kháng chiến có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngày nào?
Năm 1946, khi nước Việt Nam độc lập vừa được một tuổi, chính quyền còn rất non trẻ thì thực dân Pháp đã quay lại gây hấn, hòng chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Ngày Toàn quốc Kháng chiến là ngày kỷ niệm lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạch định ra đường lối cho cuộc kháng chiến, một cột mốc quan trọng để giành thắng lợi ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và nền độc lập cho nước nhà. Với ý nghĩa lịch sử quan trọng đó, ngày 19/12 đã được lấy làm ngày Toàn quốc Kháng chiến.
Và, năm 2024, kỷ niệm 78 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2024).
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 19 tháng 12 - Ngày Toàn quốc kháng chiến không phải là ngày lễ lớn của đất nước.
Ngày Toàn quốc kháng chiến là ngày nào? Ngày Toàn quốc kháng chiến có phải là ngày lễ lớn của đất nước? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm như sau:
- Tết Dương lịch.
- Tết Âm lịch.
- Ngày Chiến thắng.
- Ngày Quốc tế lao động.
- Quốc khánh.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, đối với ngày 19 tháng 12 là một ngày một ngày lịch sử của nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy định ngày 19 tháng 12 là một ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động.
Do đó, mà người lao động vẫn sẽ đi làm bình thường theo lịch làm của công ty.
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của công dân Việt Nam?
Căn cứ quy định tại Điều 45 Hiến pháp 2013 thì
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Theo đó, Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, công dân Việt Nam còn có các nghĩa vụ khác như:
Theo Điều 44 Hiến pháp 2013:
Điều 44.
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Theo Điều 46 Hiến pháp 2013:
Điều 46
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Theo Điều 47 Hiến pháp 2013:
Điều 47
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
- Giá bán xăng dầu có thể được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền điều chỉnh tăng giá liên tiếp trong vòng nhiêu ngày?
- Mẫu bài tham luận Đại hội Chi bộ? Tải về file word bài tham luận Đại hội Chi bộ mẫu tham khảo?
- Việt Nam hiện có 06 thành phố trực thuộc trung ương đúng không? Thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có phải là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?