Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam là ngày 14/10 hằng năm đúng không? Cơ quan chuyên trách của Hội có nhiệm vụ gì?
Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam là ngày 14/10 hằng năm đúng không? Cơ quan chuyên trách của Hội có nhiệm vụ gì?
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 14/10/1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể, ngày thành lập được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam là ngày 14/10 hằng năm đúng không? Cơ quan chuyên trách của Hội có nhiệm vụ gì? (hình từ internet)
Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam năm nay tổ chức các hoạt động gì?
Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, năm nay kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2023) nênđược xếp vào năm khác và chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập mà không tổ chức lễ kỷ niệm.
Cơ quan chuyên trách của Hội Nông dân Việt Nam là cơ quan nào? Có nhiệm vụ gì?
Cơ quan chuyên trách của Hội Nông dân Việt Nam được quy định tại Điều 6 Quyết định 212-QĐ/TW năm 2019 như sau:
Cơ quan chuyên trách của hội nông dân có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
Cũng theo quy định này, cơ quan chuyên trách của Hội Nông dân Việt Nam tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội nông dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?