Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày nào trong tháng 4? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ra sao?
- Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày nào trong tháng 4?
- Định hướng đến năm 2023 của đề án phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong cộng đồng theo quy định pháp luật?
- Nhiệm vụ xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc trong thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được quy định thế nào?
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày nào trong tháng 4?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1862/QĐ-TTg năm 2021 có quy định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cụ thể như sau:
Tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” vào ngày 21 tháng 4 hằng năm trên phạm vi toàn quốc nhằm:
1. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày 21 tháng 4 hằng năm.
Việc tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” vào ngày 21 tháng 4 hằng năm trên phạm vi toàn quốc nhằm:
- Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Năm 2024, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được diễn ra vào Chủ nhật, ngày 21/4/2024.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là ngày nào trong tháng 4? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ra sao? (Hình từ Internet)
Định hướng đến năm 2023 của đề án phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong cộng đồng theo quy định pháp luật?
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với quan điểm:
- Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
- Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
- Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.
- Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định 329/QĐ-TTg 2017 có quy định về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu như sau:
Theo đó, định hướng đến năm 2030 của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng là người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác.
Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.
Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử.
Nhiệm vụ xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc trong thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 có quy định về nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:
Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu như sau:
...
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc
a) Tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.
b) Huy động sự tham gia, phối hợp triển khai có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách...) và tăng cường vai trò của gia đình.
c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.
...
Như vậy, quy định về nhiệm vụ xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc bao gồm các hoạt động như trên.
Nhiệm vụ xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Ngày Sách Việt Nam 21/4 mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa giúp nâng cao tinh thần năng đọc sách của người dân, mà còn góp phần vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến theo từng ngày, nhưng vẫn giữ được nét đẹp dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?