Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Người trong nghề Nhà giáo được nghỉ ngày 20 tháng 11 bằng cách nào?
Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 75 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Và căn cứ Thông tư 26-TT-1982 quy định như sau:
Để thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc; để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo, cô giáo, ngày 28 tháng 9 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam .
Sau khi thoả thuận với Công đoàn giáo dục, Bộ hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20 tháng 11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
...
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày 20 tháng 11 hằng năm.
Theo đó, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 là ngày được tổ chức thống nhất trong cả nước nhằm tôn vinh những người làm công tác giáo dục, bao gồm các thầy cô giáo, giảng viên và những người hoạt động trong ngành giáo dục. Đây cũng là dịp để xã hội thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo", tri ân những người đã dạy dỗ và định hướng tri thức, nhân cách cho các thế hệ học sinh, sinh viên.
Ngày này không chỉ là dịp tri ân, mà còn là ngày hội lớn của ngành giáo dục, với các hoạt động giao lưu, văn nghệ, hội thảo nhằm tôn vinh nghề giáo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Người trong nghề Nhà giáo được nghỉ ngày 20 tháng 11 bằng cách nào? (Hình từ Internet)
Người trong nghề nhà giáo được nghỉ ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam bằng cách nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định trên, có thể thấy người trong nghề nhà giáo (viên chức) sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì được nghỉ không hưởng lương.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Và căn cứ Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy ngày 20 tháng 11 ngày Nhà giáo Việt Nam không phải là ngày lễ, tết mà người trong nghề nhà giáo (viên chức) được nghỉ hưởng lương.
Tuy nhiên, vào ngày này, người trong nghề nhà giáo (giáo viên) có thể được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương theo sự sắp xếp của nhà trường.
Ngoài ra, vào ngày 20 11, người trong nghề nhà giáo cũng có thể nghỉ bằng cách xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 20 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 mặc dù là ngày lễ lớn, ý nghĩa trong ngành Giáo dục, tuy nhiên ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?