Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Ngày của cha là ngày mấy?
Ngày của cha có nguồn gốc từ các nước phương Tây và trong những năm gần đây thì được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam quan tâm.
Tuy nhiên, ngày của cha lại không có ngày cố định mà được quy ước là vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm.
Vào ngày này những người con trong gia đình sẽ giành thời gian để quây quần bên nhau, bày tỏ lòng kính yêu đối với cha đã quan tâm, hy sinh chăm sóc cho mình.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Ngày của cha là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
...
Theo quy định, hành vi bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc thì được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì cũng được xem như là hành vi bạo lực gia đình.
Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Hình thức xử phạt đối với hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu được quy định tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, con cái có hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời người con có hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là xin lỗi công khai nếu người cha có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?