Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 thứ mấy? Ngày 9 12 là cung gì?
Theo lịch vạn niên năm 2024 thì ngày 9 12 năm 2024 (dương lịch) là Thứ Hai (tức ngày 9 tháng 11 năm 2024 - âm lịch)
Tháng 12 hằng năm là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Do đó, trong tháng này được chia thành cung Nhân Mã (Sagittarius) và cung Ma Kết (Capricorn). Hai cung này thuộc hai nhóm nguyên tố khác nhau.
Cung Nhân Mã bao gồm cả nam và nữ sinh có ngày sinh từ ngày 01/12 đến hết ngày 21/12. Còn đối với những người có ngày sinh trong khoảng 22/12 đến hết ngày 31/12 sẽ được xếp vào cung Ma Kết.
Điều này cũng có nghĩa là những người sinh vào ngày 9 12 thuộc Nhân Mã (Sagittarius).
Mặc dù ở Việt Nam ngày 9 12 không phải là một ngày lễ lớn trong nước (theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, đối với quốc tế ngày 9 12 hằng năm chính là Ngày Quốc tế Phòng chống Tham nhũng (International Anti-Corruption Day) viết tắt là IACD
Ngày lễ này được bắt nguồn từ việc Liên Hợp Quốc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc chống tham nhũng vào ngày 31 tháng 10 năm 2003. Để kỷ niệm sự kiện quan trọng này và tăng cường sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề tham nhũng, ngày 9 tháng 12 hàng năm đã được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng chống Tham nhũng.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 giải thích thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 thứ mấy? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên thì ngày 9 12 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, nếu ngày 9 12 trùng với ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải đi làm.
Hành vi tham nhũng là những hành vi nào?
Các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, bao gồm:
(1) Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
(2) Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi đấu AIC 2024 Liên Quân Mobile mới nhất? Liên Quân Mobile là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Mẫu danh sách đoàn viên ưu tú đủ điều kiện phát triển Đảng là mẫu nào? Điều kiện để Đoàn viên ưu tú vào Đảng?
- Thông tư 85/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm ra sao?
- Ngày 4 tháng 12 - Quốc tế Ôm Tự Do có được tự do ôm người khác? Ôm người dưới 16 tuổi có phạm tội dâm ô?
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký trái phiếu doanh nghiệp tại VSDC mới nhất? Tải mẫu? Nguyên tắc xử lý hồ sơ đăng ký trái phiếu doanh nghiệp?