Ngày 8 tháng 12 là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 thứ mấy? Ngày 8 tháng 12 là ngày lễ gì bên Công Giáo? 8 12 có được nghỉ?
Ngày 8 tháng 12 là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 thứ mấy? Ngày 8 tháng 12 là ngày lễ gì bên Công Giáo?
Đạo Công Giáo hay còn gọi là Thiên Chúa Giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, thuộc nhánh Kitô giáo.
Ngày 8 tháng 12 là một ngày lễ trọng đại trong Giáo hội Công giáo, đó là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là ngày để tôn vinh Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, người được Thiên Chúa ban cho ơn đặc biệt là được giữ gìn khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ ngay từ khi được thụ thai.
* Đối với người Công giáo, ngày lễ này mang ý nghĩa:
- Cảm tạ Thiên Chúa: Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta một người Mẹ tuyệt vời như Đức Mẹ.
- Xin ơn giúp đỡ: Chúng ta cầu xin Đức Mẹ giúp chúng ta sống đời Kitô hữu tốt đẹp hơn, chiến thắng tội lỗi và tiến đến sự thánh thiện.
- Tín thác vào Đức Mẹ: Chúng ta đặt niềm tin vào sự chuyển cầu của Đức Mẹ để được Thiên Chúa lắng nghe và ban cho những ơn lành.
Theo lịch vạn niên 2024 thì ngày 8 tháng 12 (dương lịch) là Chủ Nhật (tức ngày 8 tháng 11 âm lịch).
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày 8 tháng 12 không thuộc các ngày lễ lớn của nước ta.
Ngày 8 tháng 12 là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 thứ mấy? Ngày 8 tháng 12 là ngày lễ gì bên Công Giáo? (Hình từ Internet)
Ngày 8 tháng 12 người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên thì ngày 8 12 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, nếu ngày 8 12 trùng với ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải đi làm.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?