Ngày 4 tháng 12 - Quốc tế Ôm Tự Do có được tự do ôm người khác? Ôm người dưới 16 tuổi có phạm tội dâm ô?
Có được tự do ôm người khác vào ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do?
Ngày 4 tháng 12 là ngày gì?
Ngày 4 tháng 12 là Ngày Quốc tế Ôm Tự Do (International Free Hugs Day). Đây là một ngày được tổ chức để khuyến khích mọi người ôm nhau một cách tự do, không có giới hạn hay phân biệt, với mục tiêu lan tỏa yêu thương, sự kết nối và giảm bớt căng thẳng trong xã hội.
Ngày này bắt nguồn từ phong trào "Free Hugs Campaign" (Chiến dịch Ôm Tự Do) ở Úc với mục đích đơn giản là chia sẻ những cái ôm miễn phí cho những người cần sự ủi an và kết nối.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Có được tự do ôm người khác vào ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Và căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
...
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có thể hiểu là quyền của mỗi cá nhân được bảo vệ khỏi mọi hành vi xâm hại, can thiệp hay tấn công vào cơ thể và sự an toàn cá nhân của mình mà không có sự đồng ý hoặc lý do hợp pháp.
Như vậy, trong ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do hay bất kỳ ngày nào khác, không một ai có quyền tự do ôm người khác mà không có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngày 4 tháng 12 - Quốc tế Ôm Tự Do có được tự do ôm người khác? Ôm người dưới 16 tuổi có phạm tội dâm ô? (Hình từ Internet)
Ôm người dưới 16 tuổi vào ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do có phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không?
Hiện nay, pháp luật không quy định khái niệm "Ôm" là gì, tuy nhiên, trên thực tế thì ôm có thể hiểu là hành động dùng tay hoặc cơ thể để siết chặt, bao bọc một người, vật khác bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ôm người dưới 16 tuổi vào ngày 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm Tự Do có phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không thì căn cứ khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
Và căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:
Về một số tình tiết định tội
...
3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
...
Như vậy, không chỉ riêng ngày 4 tháng 12 mà trong mọi trường hợp người đủ 18 tuổi trở lên ôm người dưới 16 tuổi và thực hiện một trong các hành vi sau đây nhưng không nhằm quan hệ tình dục thì có thể phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi:
- Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
Ngày 4 tháng 12 có phải ngày nghỉ lễ của người lao động?
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ngày 4 tháng 12 không phải ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mới nhất?
- Chất lượng hoạt động kiểm toán phản ánh điều gì? Giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của ai?
- Kết hợp phòng thủ dân sự với hoạt động nào? Nhà nước có phải bảo đảm dự trữ quốc gia cho phòng thủ dân sự không?
- Mẫu Báo cáo giữ trọn lời thề đảng viên khi kết nạp vào Đảng, khi được bầu/bổ nhiệm giữ chức vụ? Tải mẫu?
- Đầu mối giám sát an toàn hệ thống thông tin cần phải bảo đảm những yêu cầu nào và có chức năng gì?