Ngày 29/11 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường đúng không? Năm nay có tổ chức lễ kỷ niệm không?
Ngày 29/11 được lấy là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường đúng không?
Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường 2014.
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường được quy định tại Điều 1 Quyết định 2377/QĐ-BCA(C11) năm 2009 như sau:
Lấy ngày 29 tháng 11 năm 2006 là ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường.
Theo quy định trên, lấy ngày 29 tháng 11 năm 2006 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường.
Như vậy, năm 2023, kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường (29/11/2006 - 29/11/2023).
Kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường (29/11/2006 - 29/11/2023) (Hình từ Internet)
Năm nay có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường 29/11 không?
Tại Điều 2 Quyết định 2377/QĐ-BCA(C11) năm 2009 quy định giao Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chính trị Cảnh sát phối hợp với Công an các địa phương, hàng năm tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường bảo đảm thiết thực và hiệu quả.
Việc tổ chức kỷ niệm ngày Truyền thống thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Năm tròn, năm khác được giải thích tại khoản 5, khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, năm 2023, tổ chức kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường (29/11/2006 - 29/11/2023) theo năm khác. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường (29/11/2006 - 29/11/2023) được tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường như thế nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường 2014 như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường
1. Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Theo quy định trên, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
- Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?