Ngân sách địa phương có được sử dụng để chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay không?
- Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nguồn thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% đúng không?
- Ngân sách địa phương có được sử dụng để chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay không?
- Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nguồn thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% đúng không?
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 37 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Thuế môn bài;
c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
đ) Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này;
e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
g) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
h) Lệ phí trước bạ;
i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
...
Như vậy, theo quy định trên, một trong các nguồn thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% bao gồm nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Do đó, ngân sách địa phương được hưởng 100% nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết theo quy định.
Ngân sách địa phương có được sử dụng để chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay không? (Hình từ Internet)
Ngân sách địa phương có được sử dụng để chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay không?
Căn cứ Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương như sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
g) Sự nghiệp thể dục thể thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
i) Các hoạt động kinh tế;
k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
l) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
7. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, ngân sách địa phương có nhiệm vụ chi để trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
Do đó, ngân sách địa phương được sử dụng để chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay theo quy định.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc sau:
- Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương;
- Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
- Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.
Lưu ý: Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia do Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?