Độ tuổi để tham dự phiên tòa xét xử công khai là bao nhiêu? Nội quy của phiên tòa xét xử công khai?
Độ tuổi để tham dự phiên tòa xét xử công khai là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 141 Luật Tổ chức tòa án năm 2024 quy định, người tham dự phiên tòa xét xử công khai phải đáp ứng độ tuổi như sau:
Tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên được tham dự phiên tòa xét xử công khai theo quy định của pháp luật. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
2. Người tham dự phiên tòa, phiên họp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phiên tòa, phiên họp.
3. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, được thực hiện như sau:
a) Việc ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp;
b) Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định;
c) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
...
Như vậy, người tham dự phiên tòa xét xử công khai phải đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án trừ trường hợp được Tòa án triệu tập.
Độ tuổi để tham dự phiên tòa xét xử công khai là bao nhiêu? Nội quy của phiên tòa xét xử công khai? (Hình từ Internet)
Nội quy phiên tòa xét xử công khai được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 138 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nội quy phiên tòa, phiên họp được quy định như sau:
- Nội quy phiên tòa, phiên họp (sau đây gọi chung là nội quy phiên tòa) là quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với người có mặt tại phiên tòa, phiên họp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành theo quy định của luật và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của Tòa án.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp có trách nhiệm duy trì trật tự tại phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại theo nội quy phiên tòa.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp có quyền cấm vào hoặc buộc rời khỏi phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại đối với người vi phạm nội quy phiên tòa có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và an ninh, trật tự phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị cấm vào hoặc buộc rời khỏi phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại, bị xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều 138 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Ghi âm lời nói, hình ảnh hay truyền phát trực tiếp, trực tuyến khi tham dự phiên tòa xét xử công khai được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về việc ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp được thực hiện theo quy định sau đây:
- Việc ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp;
- Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định;
- Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
- Người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến; không được thông tin sai sự thật; không được thông tin làm ảnh hưởng đến sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, vô tư, khách quan trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; không được vi phạm quyền con người của bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc; không được vi phạm quy định về giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tòa án tiến hành ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp được thực hiện theo quy định của pháp luật.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc cục nào? Thực hiện chức năng gì?
- Lời chúc ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 5 hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 5?
- Bài cúng rằm tháng 4 ngoài sân? Văn khấn cúng rằm tháng 4 ngoài trời? Rằm tháng 4 có lớn không?
- Ngày 16 tháng 5 là ngày gì? Ngày 16 5 2025 là ngày thứ mấy trong tuần? Ngày 16 tháng 5 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Thông tư 03 về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế áp dụng trong những hoạt động nào?