Ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế trước Nghị định 52 có hiệu lực thì có tiếp tục tham gia hệ thống đó không?
- Để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thương mại cần thực hiện điều gì?
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại có được thực hiện hoạt động ngoại hối không?
- Ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế trước Nghị định 52 có hiệu lực thì có tiếp tục tham gia hệ thống đó không?
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thương mại cần thực hiện điều gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 22 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại như sau:
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện nước ngoài
...
3. Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán quốc tế, phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp đã tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế trước ngày Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn thành thủ tục bổ sung nội dung tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế vào Giấy phép theo quy định tại Thông tư này trong vòng 24 tháng kể từ ngày Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực thi hành. Quá thời hạn nêu trên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dừng tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế cho đến khi hoàn thành thủ tục bổ sung nội dung tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế ghi trong Giấy phép;
b) Trong quá trình tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên rà soát, theo dõi, đánh giá về việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế, hoạt động tổ chức, vận hành của hệ thống thanh toán quốc tế để có điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an toàn, bảo mật thông tin khách hàng;
...
Theo đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại phải thực hiện những công việc sau đây: thường xuyên rà soát về hệ thống thanh toán quốc tế, hoạt động tổ chức, vận hành của hệ thống thanh toán quốc tế để có điều chỉnh phù hợp trong quá trình tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế.
Ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế trước Nghị định 52 có hiệu lực thì có tiếp tục tham gia hệ thống đó không? (Hình từ Internet)
Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại có được thực hiện hoạt động ngoại hối không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại như sau:
Điều kiện tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Có chính sách và quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đáp ứng yêu cầu của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.
…
Theo đó, ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế trước Nghị định 52 có hiệu lực thì có tiếp tục tham gia hệ thống đó không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về quy định chuyển tiếp như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế đó. Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 21 Nghị định này và hoàn thành thủ tục đề nghị chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; quá thời hạn nêu trên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chấm dứt tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế không ghi trong Giấy phép.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử (theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán) ghi trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì dịch vụ này được tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế trước Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục tham gia hệ thống thanh toán quốc tế đó.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại trong thời hạn 24 tháng kể từ khi Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì ngân hàng thương mại có trách nhiệm đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
Đồng thời hoàn thành thủ tục đề nghị chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Hạn tuổi phục vụ đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh phải được ký bởi ai? Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?