Ngân hàng thương mại có bắt buộc phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro không?
- Ngân hàng thương mại có bắt buộc phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro không?
- Ngân hàng thương mại ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
...
Và căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Như vậy ngân hàng thương mại phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro.
Ngân hàng thương mại ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
...
2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
b) Được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể;
c) Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ;
d) Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm;
e) Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng;
g) Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm;
h) Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này;
i) Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ.
...
Như vậy ngân hàng thương mại ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu cần đáp ứng những yêu cầu như quy định trên.
Chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro
...
3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;
b) Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;
c) Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
d) Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;
đ) Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này.
Như vậy ngân hàng thương mại ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;
- Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;
- Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
- Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;
- Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?