Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức gồm có những đơn vị nào? Hiệu lực thi hành cơ cấu tổ chức?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức gồm có những đơn vị nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được cơ cấu tổ chức thành những đơn vị, cụ thể như sau:
(1) Vụ Chính sách tiền tệ.
(2) Vụ Thanh toán.
(3) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
(4) Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính.
(5) Vụ Hợp tác quốc tế.
(6) Vụ Pháp chế.
(7) Vụ Tài chính - Kế toán.
(8) Vụ Tổ chức cán bộ.
(9) Văn phòng.
(10) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
(11) Sở Giao dịch.
(12) Cục Công nghệ thông tin.
(13) Cục Phát hành và kho quỹ.
(14) Cục Quản lý ngoại hối.
(15) Cục Phòng, chống rửa tiền.
(16) Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng.
(17) Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
(18) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các Khu vực (Ngân hàng Nhà nước Khu vực).
(19) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
(20) Thời báo Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ mục (1) đến mục (18) là tổ chức hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định tại mục (19) và mục (20) là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng. Vụ Thanh toán có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay tổ chức gồm có những đơn vị nào? Hiệu lực thi hành cơ cấu tổ chức? (Hình từ Internet)
Nghị định 26 về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Nghị định này bãi bỏ:
a) Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
c) Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ;
...
Như vậy, Nghị định 26/2025/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được quyền làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
20. Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
21. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
22. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
23. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
24. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
25. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có thẩm quyền làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc thủ tục và hồ sơ như thế nào?
- Mức thuế đối ứng là gì? Mức thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng thống nhất đối với hàng hóa như thế nào?
- Hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN 2025 trên eTax Mobile? Hạn chót tự quyết toán thuế TNCN 2025 khi nào?
- Top 5 Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất) lớp 9?
- Ngày 6 tháng 3 âm lịch là ngày gì trong Phật giáo? Văn khấn ngày vía tôn giả Ca Diếp? 6 3 âm là ngày lễ lớn?