Ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Ngân hàng hợp tác xã thay đổi địa chỉ đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp ở trong nước được quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của Ngân hàng hợp tác xã?
Ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện nào?
Ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Ngân hàng hợp tác xã đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài phải đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Thông tư này.
Theo đó, ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Thông tư 09/2018/TT-NHNN gồm:
- Thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị;
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng Giám đốc.
- Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng hợp tác xã có kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Có quy chế về quản lý mạng lưới theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
- Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng.
- Đảm bảo số lượng chi nhánh theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Ngân hàng hợp tác xã muốn thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã thay đổi địa chỉ đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp ở trong nước được quy định như thế nào?
Ngân hàng hợp tác xã thay đổi địa chỉ đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp ở trong nước được quy định tại Điều 21 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, điểm a Khoản 5 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
- Ngân hàng hợp tác xã quyết định việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp ở trong nước phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Ngân hàng hợp tác xã có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt đơn vị sự nghiệp ở trong nước về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp ở trong nước khác địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp trước đây và nơi đặt trụ sở đơn vị sự nghiệp mới.
Ai có thẩm quyền chấp thuận đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của Ngân hàng hợp tác xã?
Ai có thẩm quyền chấp thuận đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng và định hướng phát triển ngành ngân hàng trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
1. Xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài; chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh; bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh):
a) Chấp thuận hoặc không chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Chấp thuận hoặc không chấp thuận chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập, thay đổi địa điểm đặt trụ sở, chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
d) Đình chỉ việc khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong trường hợp chưa đáp ứng đủ yêu cầu khai trương hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?