Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong những trường hợp nào?
Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong những trường hợp nào?
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
5. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
5.1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
a) Kiểm kê tài sản theo định kỳ và khi kết thúc năm tài chính;
b) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thanh lý, nhượng bán tài sản.
5.2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước. Kết quả đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửi tới Bộ Tài chính. Trường hợp kết quả đánh giá lại tài sản có tăng, giảm so với giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây:
(1) Kiểm kê tài sản theo định kỳ và khi kết thúc năm tài chính;
(2) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(3) Thanh lý, nhượng bán tài sản.
Lưu ý: Kết quả đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửi tới Bộ Tài chính.
Trường hợp kết quả đánh giá lại tài sản có tăng, giảm so với giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm giải thích rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội có được cho thuê tài sản thuộc quyền quản lý của mình không?
Cho thuê tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý vốn và tài sản
...
6. Ngân hàng Chính sách xã hội được quyền cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý của Ngân hàng theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật. Việc cho thuê tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
7. Ngân hàng Chính sách xã hội được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả theo nguyên tắc sau:
7.1. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Tổng Giám đốc quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời Điểm gần nhất với thời Điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Chính sách xã hội được quyền cho thuê tài sản thuộc quyền quản lý của mình theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật.
Việc cho thuê tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Trường hợp xảy ra tổn thất về tài sản thì Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định, trường hợp xảy ra tổn thất về tài sản, Ngân hàng Chính sách xã hội phải thành lập Hội đồng để lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
- Nếu tài sản bị tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể hoặc cá nhân thì đối tượng gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Đối với tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
- Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng các nguồn trên, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý như sau:
+ Đối với giá trị tổn thất còn lại chưa có nguồn bù đắp mà có giá trị nhỏ hơn 10% vốn Điều lệ thực có, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng;
+ Đối với giá trị tổn thất còn lại chưa có nguồn bù đắp mà có giá trị từ 10% vốn Điều lệ thực có trở lên, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phân bổ dần vào chi phí hoạt động.
Thời gian phân bổ do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?