Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 21/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN, nội dung như sau:
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Chính sách Xã hội
1. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
...
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Thanh toán, chuyển tiền quốc tế;
b) Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế;
c) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước;
...
Như vậy, khi Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì không cần xin chấp nhận của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?(Hình từ Internet)
Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC, thì lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác (không bao gồm việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy động Tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời Điểm của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên cùng địa bàn.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Tiết d, Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này, lãi suất huy động vốn không vượt quá mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật hiện hành. Lãi suất huy động vốn phải gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội bao gồm bao nhiêu thành viên?
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội bao gồm bao nhiêu thành viên phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, nội dung như sau:
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
...
Như vậy, Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm 12 thành viên bao gồm: 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?