Ngân hàng Chính sách xã hội có những hình thức nào để huy động vốn? Lãi suất huy động vốn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội có nguồn vốn huy động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Vốn hoạt động:
1.1. Vốn chủ sở hữu và các quỹ.
1.2. Vốn huy động.
1.3. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1.4. Vốn khác.
...
Theo quy định trên, vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm:
- Vốn chủ sở hữu và các quỹ.
- Vốn huy động.
- Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vốn khác.
Như vậy, vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội có ngườn vốn huy động.
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Có những hình thức nào để huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội?
Theo điểm 3.1 khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Vốn huy động:
3.1. Hình thức huy động vốn:
a) Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
b) Vốn ODA được Chính phủ giao;
c) Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
d) Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
...
Theo đó, để huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội có những hình thức sau:
- Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Vốn ODA được Chính phủ giao;
- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
- Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
Nguyên tắc huy động vốn với lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 5 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về vốn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Vốn huy động:
...
3.2. Nguyên tắc huy động vốn
a) Hàng năm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ kế hoạch tín dụng, kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động trình Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt;
b) Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác (không bao gồm việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy động Tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời Điểm của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên cùng địa bàn.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Tiết d, Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này, lãi suất huy động vốn không vượt quá mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật hiện hành. Lãi suất huy động vốn phải gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
Như vậy, việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.
Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?