Nếu điều ước quốc tế không quy định mà hai bên tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước cần đáp ứng điều kiện gì?
- Nếu điều ước quốc tế không quy định mà hai bên tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hiệu lực và việc duy trì hiệu lực của các điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
- Quyền của một bên cho việc rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ không thể được thực thi khi nào?
Nếu điều ước quốc tế không quy định mà hai bên tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 41 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những hiệp định có mục đích sửa đổi những điều ước nhiều bên chỉ trong quan hệ giữa một số bên với nhau.
1. Hai hay nhiều bên tham gia một điều ước nhiều bên có thể ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau:
a) Nếu điều ước quy định có khả năng sửa đổi như thế; hoặc
b) Nếu việc sửa đổi không được điều ước quy định, thì phải với điều kiện là:
(i). Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng các quyền mà điều ước dành cho họ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của họ; và
(ii). Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác, trong trường hợp ghi ở điểm a khoản 1, các bên nói trên phải thông báo cho những bên khác ý định ký kết hiệp định của mình và những sửa đổi mà hiệp định này sẽ đưa vào trong điều ước.
Như vậy, nếu điều ước quốc tế không quy định mà hai bên tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng các quyền mà điều ước dành cho họ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của họ; và
- Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Hiệu lực và việc duy trì hiệu lực của các điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Hiệu lực và việc duy trì hiệu lực của các điều ước
1. Giá trị hiệu lực của một điều ước hoặc của sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước sẽ không thể bị bác bỏ nếu không phải là thông qua việc áp dụng Công ước này.
2. Việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước của một bên sẽ không thể có cơ sở nếu không phải là kết quả của việc áp dụng các quy định của điều ước đó hoặc của Công ước này. Quy định này cũng được áp dụng đối với tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước.
Theo đó, hiệu lực và việc duy trì hiệu lực của các điều ước quốc tế được quy định như sau:
Giá trị hiệu lực của một điều ước hoặc của sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước sẽ không thể bị bác bỏ nếu không phải là thông qua việc áp dụng Công ước này.
Bên cạnh đó việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước của một bên sẽ không thể có cơ sở nếu không phải là kết quả của việc áp dụng các quy định của điều ước đó hoặc của Công ước này. Quy định này cũng được áp dụng đối với tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước.
Quyền của một bên cho việc rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ không thể được thực thi khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Tính không thể phân chia của các quy định của một điều ước
1. Quyền của một bên, theo quy định của một điều ước hoặc được suy ra từ Điều 56, cho việc rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó sẽ không thể được thực thi nếu không phải là đối với toàn bộ điều ước, trừ khi điều ước đó có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
2. Một lý do làm vô hiệu hoặc chấm dứt một điều ước, cho việc rút khỏi của một trong các bên hoặc làm tạm đình chỉ việc thi hành điều ước sẽ không thể được nêu lên nếu không phải là đối với toàn bộ điều ước, trừ những trường hợp được quy định trong các khoản dưới đây hoặc tại Điều 60.
...
Như vậy, quyền của một bên cho việc rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ không thể được thực thi nếu không phải là đối với toàn bộ điều ước, trừ khi điều ước đó có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?