Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì khách hàng có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không?

Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì khách hàng có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không? Tôi có thắc mắc liên quan tới khởi kiện mong được giải đáp. Chủ đầu tư cam kết bàn giao căn hộ trong quý IV/2019, nếu trễ sẽ chịu lãi phạt vi phạm hợp đồng (0,03%/ngày), nhưng đến nay tôi chưa được nhận nhà. Tôi nghe nói theo luật không có khái niệm bàn giao căn hộ theo quý nên nếu có kiện chủ đầu tư ra tòa án thì cũng không được giải quyết. Cho hỏi sự thật có phải vậy hay không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Trường hợp nào thì được khởi kiện?

Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền được khởi kiện cụ thể như sau:

Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Phạm vi khởi kiện như thế nào?

Tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi khởi kiện cụ thể như sau:

Điều 188. Phạm vi khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

Chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không?

Chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không?

Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được quy định cụ thể tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

(2) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.

(3) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(4) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

(5) Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì khách hàng có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không?

Khoản 2 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn cụ thể như sau:

Điều 144. Thời hạn
1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Dù Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định khái niệm thời hạn theo "quý"; tuy nhiên theo khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015, tòa án không được từ chối giải quyết với việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này, Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép áp dụng tập quán, pháp luật tương tư, án lệ, lẽ công bằng. Xét theo tập quán, lẽ công bằng thì được hiểu một năm gồm bốn quý, quý I (từ ngày 1/1 đến ngày 31/3), quý II (từ ngày 1/4 đến ngày 30/6), quý III (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9), quý IV (từ ngày 1/10 đến ngày 31/12). Do đó, trường hợp quy định thời hạn bàn giao căn hộ là quý IV/2019, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao căn hộ cho khách từ ngày 1/10 đến 31/12/2019; nếu sau ngày 31/12/2019 mới bàn giao căn hộ thì được xem là bàn giao trễ, vi phạm hợp đồng.

Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải chịu lãi phạt vi phạm hợp đồng, tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày bàn giao căn hộ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu chủ đầu tư và khách hàng không có sự thỏa thuận thỏa đáng về việc bàn giao căn hộ trễ, khách hàng có thể kiện ra toà án để được đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.

Trên đây là một số thông tin về khởi kiện mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Chậm bàn giao căn hộ
Thời hạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì khách hàng có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không?
Pháp luật
Trường hợp nào phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự? Khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì tiền tạm ứng án phí đã nộp có được trả lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chậm bàn giao căn hộ
1,362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chậm bàn giao căn hộ Thời hạn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào