Nẹp bột và máng bột là như thế nào? Nẹp bột và máng bột chống chỉ định cho những bệnh nhân như thế nào?
Nẹp bột và máng bột là như thế nào?
Nẹp bột và máng bột là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Nẹp bột là nẹp bằng bột để bất động đơn giản và tối thiểu, được dùng trong các tổn thương vùng khớp, đường kính nẹp bột không quá 1/3 chu vi của chi.
- Nẹp bột có thể dùng để bất động 1 khớp hoặc nhiều khớp trên cùng 1 chi thể (nẹp bột Cẳng - bàn tay chỉ để bất động khớp cổ tay, nẹp bột Cánh - cẳng - bàn tay để bất động khớp khuỷu và khớp cổ tay, nẹp bột Đùi - cẳng - bàn chân để bất động nhiều khớp cùng bị tổn thương 1 lúc: khớp gối, khớp cổ chân và cả các khớp bàn-ngón chân nữa...).
- Máng bột là loại nẹp bột rộng hơn, đường kính máng bột không quá ½ chu vi của chi. Độ dài của nẹp bột và máng bột không có ý nghĩa so sánh.
- Máng bột thường để bất động những khớp lớn, hoặc những khớp nhỏ có tổn thương nặng hơn hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt và cụ thể (ví dụ khi muốn dạng ngón 1 của tay, người ta làm máng bột Cẳng - bàn tay về phía gan tay để tách ngón 1 dạng ra xa ngón 2 trong phẫu thuật tạo hình sẹo khép ngón 1).
- Nẹp bột và máng bột về tác dụng bất động thì không nhiều, bất động không vững chắc, nhưng ưu điểm là rất hiếm gây biến chứng chèn ép bột, là loại phương tiện được sử dụng phổ biến hàng ngày nhất là trong các tổn thương nhẹ và việc tăng cường, hỗ trợ bất động sau phẫu thuật hoặc bất động tạm chờ mổ.
...
Theo đó, quy định trên nói rằng nẹp bột và máng bột được hiểu như sau:
- Nẹp bột là nẹp bằng bột để bất động đơn giản và tối thiểu, được dùng trong các tổn thương vùng khớp, đường kính nẹp bột không quá 1/3 chu vi của chi.
- Nẹp bột có thể dùng để bất động 1 khớp hoặc nhiều khớp trên cùng 1 chi thể (nẹp bột Cẳng - bàn tay chỉ để bất động khớp cổ tay, nẹp bột Cánh - cẳng - bàn tay để bất động khớp khuỷu và khớp cổ tay, nẹp bột Đùi - cẳng - bàn chân để bất động nhiều khớp cùng bị tổn thương 1 lúc: khớp gối, khớp cổ chân và cả các khớp bàn-ngón chân nữa...).
- Máng bột là loại nẹp bột rộng hơn, đường kính máng bột không quá ½ chu vi của chi.
Độ dài của nẹp bột và máng bột không có ý nghĩa so sánh.
- Máng bột thường để bất động những khớp lớn, hoặc những khớp nhỏ có tổn thương nặng hơn hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt và cụ thể (ví dụ khi muốn dạng ngón 1 của tay, người ta làm máng bột Cẳng - bàn tay về phía gan tay để tách ngón 1 dạng ra xa ngón 2 trong phẫu thuật tạo hình sẹo khép ngón 1).
- Nẹp bột và máng bột về tác dụng bất động thì không nhiều, bất động không vững chắc, nhưng ưu điểm là rất hiếm gây biến chứng chèn ép bột, là loại phương tiện được sử dụng phổ biến hàng ngày nhất là trong các tổn thương nhẹ và việc tăng cường, hỗ trợ bất động sau phẫu thuật hoặc bất động tạm chờ mổ.
Như vậy, có thể thấy rằng nẹp bột và máng bột được hiểu như trên.
Nẹp bột và máng bột (Hình từ Internet)
Nẹp bột và máng bột chỉ định cho những trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Tổn thương khớp nhẹ (chạm thương, bong gân, tụ máu...).
2. Bất động tạm thời để chờ mổ.
3. Sau mổ các tổn thương hoặc bệnh lý về khớp.
4. Hỗ trợ bất động sau mổ kết hợp xương không vững chắc.
5. Sau mổ chuyển vạt da, vá da.
...
Theo đó, có thể thấy rằng các trường hợp chỉ định cho bệnh nhân thực hiện nẹp bộ và máng bột như sau:
- Tổn thương khớp nhẹ (chạm thương, bong gân, tụ máu...).
- Bất động tạm thời để chờ mổ.
- Sau mổ các tổn thương hoặc bệnh lý về khớp.
- Hỗ trợ bất động sau mổ kết hợp xương không vững chắc.
- Sau mổ chuyển vạt da, vá da.
Như vậy, có thể thấy rằng nẹp bột và máng bột chỉ định và chống chỉ định như trên, trong những trường hợp chỉ định thì người bệnh có thể thực hiện nẹp bột bình thường.
Nẹp bột và máng bột chống chỉ định cho những bệnh nhân như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 15 Quy trình kỹ thuật nẹp bột và máng bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẸP BỘT VÀ MÁNG BỘT
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH. Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Theo đó, về việc chống chỉ định không có chống chỉ định tuyệt đối.
Như vậy, trường hợp chống chỉ định này không phải 100% người bệnh nào cụ thể đều chống chỉ định mà cần sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được thể hiện dưới những hình thức nào? Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới hình thức nào?
- Không được làm gì khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu nào?
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
- Mẫu nội dung sinh hoạt chi bộ mới nhất? Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ mới nhất thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học mới nhất như thế nào?