Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là gì? Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn công khai cơ chế xử lý vướng mắc phát sinh không?
- Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là gì?
- Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn có phải công khai cơ chế xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử không?
- Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn thực hiện thống kê thông tin số lượng người sử dụng có hoạt động giao dịch điện tử như thế nào?
Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau:
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
1. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử.
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam.
2. Nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin quy định tại khoản 1 Điều này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
3. Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là nền tảng số quy định tại khoản 2 Điều này mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử nhắm tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là gì? Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn công khai cơ chế xử lý vướng mắc phát sinh không? (Hình từ Internet)
Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn có phải công khai cơ chế xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau:
Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
...
2. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử;
c) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng số trung gian từ nguồn phản ánh được đánh giá là tin cậy;
d) Định kỳ hằng năm, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về vụ việc đã xảy ra hoặc vụ việc có dấu hiệu, nguy cơ lợi dụng hệ thống thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
…
Theo đó, chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phải công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử.
Như vậy, chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phải thực hiện việc công khai cơ chế xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử.
Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn thực hiện thống kê thông tin số lượng người sử dụng có hoạt động giao dịch điện tử như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 137/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử như sau:
Trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử
...
c) Cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật bao gồm tối thiểu: cung cấp thông tin liên quan tới hành vi, nội dung, chủ thể vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; gửi cảnh báo tới tài khoản có dấu hiệu vi phạm pháp luật trước khi tiến hành xử lý; cung cấp thông tin cho người sử dụng chịu ảnh hưởng của thông tin vi phạm pháp luật và các biện pháp khắc phục; thông tin đầu mối liên hệ tại Việt Nam của chủ quản nền tảng số trung gian chịu trách nhiệm trong xử lý các thông tin vi phạm pháp luật;
d) Nội dung cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật điểm c khoản này phải được thông báo và cập nhật tới người sử dụng khi có thay đổi qua một trong các kênh giao tiếp phổ biến quy định tại điểm a khoản này.
3. Thống kê thông tin số lượng người sử dụng có hoạt động theo từng tháng; định kỳ trước 31 tháng 01 hằng năm, cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Giao dịch điện tử qua Hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử hoặc qua phương tiện điện tử khác theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
Theo đó, theo từng tháng chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phải thực hiện thống kê thông tin số lượng người sử dụng có hoạt động giao dịch điện tử.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 04 hình thức xử lý vi phạm nội quy, quy chế thi tuyển công chức, viên chức từ 01/05/2025 theo Thông tư 001?
- Mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy mới nhất 2025? Tải mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy?
- Phép liên tưởng là gì? Ví dụ về phép liên tưởng? Giáo viên môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở có nhiệm vụ gì?
- Thời báo VTV là cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập của Đài truyền hình Việt Nam theo Nghị định 47?
- Ủy ban nhân dân được cơ cấu tổ chức thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? Ủy ban nhân dân hoạt động thế nào?