Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 137/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin
1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin đó.
2. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin, bao gồm:
a) Chủ quản là cơ quan, tổ chức nhà nước;
b) Chủ quản là tổ chức, doanh nghiệp;
c) Chủ quản là cá nhân.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin đó.
Lưu ý: Theo Điều 13 Nghị định 137/2024/NĐ-CP thì chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước phải sẵn sàng triển khai phương án trong tình huống khẩn cấp, tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Nội dung phương án nêu trên bao gồm các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và một số nội dung như sau:
- Sao lưu dữ liệu đảm bảo duy trì dữ liệu để có thể phục hồi hoạt động bình thường của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử khi xảy ra sự cố tấn công mạng, phục vụ hoạt động ứng cứu và điều tra sự cố tấn công mạng;
- Sẵn sàng phục hồi nhanh hoạt động bình thường của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử khi gặp sự cố trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu ảnh hưởng, thiệt hại hoặc theo yêu cầu nghiệp vụ, cam kết giữa chủ quản hệ thống thông tin với các bên tham gia giao dịch;
- Thông báo, báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng và người sử dụng khi xảy ra tình huống khẩn cấp, sự cố gây gián đoạn hoạt động của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
Xác định chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định thuê dịch vụ để thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó;
(2) Đối với doanh nghiệp và tổ chức khác không thuộc đối tượng nêu trên, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoặc quyết định thuê dịch vụ để thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó;
(3) Đối với cá nhân, việc xác định chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có thể căn cứ vào một hoặc nhiều thông tin bao gồm:
- Thông tin hợp đồng thuê dịch vụ lưu trữ (web);
- Thông tin đăng ký tên miền trang thông tin điện tử hoặc tài khoản phát hành ứng dụng di động trên các kho ứng dụng.
Tiêu chí tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 137/2024/NĐ-CP thì tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước là mã chứng nhận đối với hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;
- Cam kết chỉ thu thập, lưu trữ thông tin dữ liệu cá nhân khi được sự đồng ý của người sử dụng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
- Dữ liệu của người sử dụng từ thiết bị truy cập đến trang thông tin điện tử được mã hóa bằng thuật toán an toàn và được cung cấp bởi bên thứ ba tin cậy;
- Tên miền và địa chỉ máy chủ của trang thông tin điện tử không thuộc danh sách khuyến cáo không truy cập do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại địa chỉ www.tinnhiemmang.gov.vn;
- Trang thông tin điện tử không chứa bất kỳ liên kết độc hại, mã độc, các thông tin lừa đảo, vi phạm pháp luật khác có thể gây hại cho người sử dụng;
- Có thông tin công khai về đầu mối tiếp nhận và xử lý các vấn đề về an toàn thông tin.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh nghỉ lễ 2 9 năm nay có phải học bù không? Lễ Quốc khánh 2 9 năm nay có sự kiện gì đặc biệt?
- Câu hỏi trắc nghiệm về Tìm hiểu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội?
- Sắp xếp đơn vị hành chính: Ưu tiên sử dụng tên gọi của các đơn vị hành chính trước để đặt cho đơn vị hành chính mới?
- Biên bản họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025? Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025 ra sao?
- Tuyển sinh đầu cấp hcm edu vn đăng nhập như thế nào? Hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp HCM chi tiết?