Nạn nhân của mua bán người sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ như thế nào? Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại ra sao?
Nạn nhân của mua bán người sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
Theo đó, nạn nhân của mua bán người tùy trường hợp sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ như:
- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
- Hỗ trợ y tế;
- Hỗ trợ tâm lý;
- Trợ giúp pháp lý;
- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì nạn nhân của mua bán người sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ như trên.
Mua bán người
Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.
Như vậy, theo đó nạn nhân mua bán người được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại theo quy định trên.
Trách nhiệm phòng chống mua bán người của Bộ Công an như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống mua bán người;
b) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;
e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
2. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu trang phòng, chống mua bán người;
b) Thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán người;
c) Chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này;
d) Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, Bộ công an sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?