Muốn sưu tầm hiện vật thì hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí nào?
- Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật được pháp luật quy định như thế nào?
- Muốn sưu tầm hiện vật thì hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí nào?
- Tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật có được không?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự nào?
Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:
Kinh phí sưu tầm hiện vật
1. Nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn vốn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng để sưu tầm hiện vật.
2. Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có bảo tàng thực hiện việc sưu tầm hiện vật quyết định mức kinh phí tối đa mà Giám đốc bảo tàng được quyết định để mua 01 (một) hiện vật.
3. Việc sử dụng kinh phí sưu tầm hiện vật thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định của pháp luật về tài chính.
Theo đó, nguồn kinh phí sưu tầm hiện vật bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng để sưu tầm hiện vật.
Muốn sưu tầm hiện vật thì hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm
Hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí sau:
1. Là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
2. Có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và đang không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
Như vậy, hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí sau:
- Là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
- Có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và đang không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
Sưu tầm hiện vật (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật có được không?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật
...
2. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân được bảo tàng giao thực hiện sưu tầm hiện vật lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến việc mua, bán hiện vật khi chưa được Giám đốc bảo tàng và chủ sở hữu hiện vật đồng ý.
Theo đó, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân được bảo tàng giao thực hiện sưu tầm hiện vật lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến việc mua, bán hiện vật khi chưa được Giám đốc bảo tàng và chủ sở hữu hiện vật đồng ý.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật
1. Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự sau:
a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và nghiên cứu về hiện vật; xác định các hiện vật có đủ tiêu chí là đối tượng sưu tầm của bảo tàng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để lập đề cương, kế hoạch sưu tầm trình người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lập hồ sơ hiện vật dự kiến sưu tầm theo quy định tại Thông tư này và quy định của bảo tàng;
c) Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo đề cương, kế hoạch sưu tầm đã được phê duyệt;
d) Bàn giao hiện vật và các tài liệu được hình thành trong quá trình sưu tầm theo quy định tại Thông tư này cho bảo tàng.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự như sau:
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và nghiên cứu về hiện vật; xác định các hiện vật có đủ tiêu chí là đối tượng sưu tầm của bảo tàng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để lập đề cương, kế hoạch sưu tầm trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ hiện vật dự kiến sưu tầm theo quy định tại Thông tư này và quy định của bảo tàng;
- Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo đề cương, kế hoạch sưu tầm đã được phê duyệt;
- Bàn giao hiện vật và các tài liệu được hình thành trong quá trình sưu tầm theo quy định tại Thông tư này cho bảo tàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?