Muốn làm kiểm soát viên đê điều thì tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có đủ điều kiện đảm nhiệm hay không?
- Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh kiểm soát viên đê điều hay không?
- Chức danh kiểm soát viên đê điều chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Chức danh kiểm soát viên đê điều chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có những phẩm chất gì?
Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh kiểm soát viên đê điều hay không?
Theo điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định như sau:
Ngạch kiểm soát viên đê điều (mã số: 11.082)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy lợi trở lên hoặc các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
...
Theo đó, để đảm nhiệm chức danh kiểm soát viên đê điều, công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy lợi trở lên hoặc các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thủy lợi không đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh kiểm soát viên đê điều.
Kiểm soát viên đê điều ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Chức danh kiểm soát viên đê điều chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định như sau:
Ngạch kiểm soát viên đê điều (mã số: 11.082)
...
2. Nhiệm vụ
a) Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao;
b) Phát hiện kịp thời mọi diễn biến của đê, kè, cống, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp tổ chức thực hiện việc xử lý các sự cố;
c) Kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn của đê, kè, cống;
d) Phân tích, đánh giá hiện trạng của đê, kè, cống phát hiện mức độ kém ổn định của công trình. Đề xuất biện pháp gia cố, tu bổ công trình, tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình thuộc địa bàn được giao;
đ) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê, kè, cống thuộc địa bàn được giao theo sự phân công của cấp trên;
e) Tổ chức quản lý các loại vật tư dự trữ chống lụt, bão hiện có trên địa bàn được giao;
g) Trực tiếp huấn luyện kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê và hướng dẫn xử lý các sự cố phức tạp theo sự phân công của Hạt;
h) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.
...
Theo đó, chức danh kiểm soát viên đê điều thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao;
- Phát hiện kịp thời mọi diễn biến của đê, kè, cống, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp tổ chức thực hiện việc xử lý các sự cố;
- Kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn của đê, kè, cống;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng của đê, kè, cống phát hiện mức độ kém ổn định của công trình. Đề xuất biện pháp gia cố, tu bổ công trình, tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình thuộc địa bàn được giao;
- Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê, kè, cống thuộc địa bàn được giao theo sự phân công của cấp trên;
- Tổ chức quản lý các loại vật tư dự trữ chống lụt, bão hiện có trên địa bàn được giao;
- Trực tiếp huấn luyện kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê và hướng dẫn xử lý các sự cố phức tạp theo sự phân công của Hạt;
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.
Chức danh kiểm soát viên đê điều chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có những phẩm chất gì?
Theo Điều 12 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
Theo đó, ngạch công chức kiểm soát đê điều nói chung và chức danh kiểm soát viên đê điều nói riêng phải có những phẩm chất như sau:
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
- Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?