Muốn đổi tên Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào?
- Tên Văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải được đặt như thế nào?
- Để đổi tên Văn phòng đại diện thì tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà nước không?
- Muốn đối tên Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào?
Tên Văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải được đặt như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc đặt tên văn phòng đại diện như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về việc đặt tên Văn phòng đại diện như sau:
Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Từ những quy định trên thì khi đặt tên cho Văn phòng đại diện, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài cần lưu ý:
(1) Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
(2) Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
(3) Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
(4) Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
(5) Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Muốn đối tên Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Để đổi tên Văn phòng đại diện thì tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà nước không?
Căn cứ Phục lục 2 Quy chế Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 83/2004/QĐ-BTC quy định về mẫu Giấy phép hoạt động văn phòng đại diện như sau:
PHỤ LỤC SỐ 02:
MẪU GIẤY PHÉP
(kèm theo Quy chế lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam)
Theo đó, trong giấy phép sẽ bao gồm tên của văn phòng đại diện. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn thay đổi tên Văn phòng đại diện thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép hoạt động.
Căn cứ Điều 4 Quy chế Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 83/2004/QĐ-BTC quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện, sau đây gọi tắt là Giấy phép.
Theo quy định thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện.
Như vậy, để đổi tên Văn phòng đại diện thì tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải xin phép Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Muốn đối tên Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phải thực hiện thủ tục như thế nào?
Theo Điều 11 Quy chế Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 83/2004/QĐ-BTC thì thủ tục đổi tên Văn phòng đại diện được thực hiện như sau:
(1) Khi có nhu cầu đổi tên Văn phòng đại diện, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đơn đề nghị đổi tên Văn phòng đại diện
Đơn đề nghị đổi tên Văn phòng đại diện được sử dụng theo mẫu đơn tại Phụ lục 04 Quy chế Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 83/2004/QĐ-BTC:
Tải Đơn đề nghị đổi tên Văn phòng đại diện tại đây: Tải về
(2) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi tên, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định chấp thuận đổi tên Văn phòng đại diện. Trong trường hợp không chấp thuận đổi tên Văn phòng đại diện, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
(3) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định chấp thuận đổi tên Văn phòng đại diện, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gửi bản Quyết định này đến Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đóng trụ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?