Muốn đảm bảo bên thế chấp xe không tự ý hủy hoại tài sản thế chấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng phải làm gì?
- Ngân hàng có thể khởi kiện người không thanh toán nợ đúng hạn và không phối hợp xử lý tài sản thế chấp không?
- Ngân hàng có quyền yêu cầu áp dụng kê biên tài sản để đảm bảo tài sản thế chấp không?
- Áp dụng biện pháp kê biên tài sản để đảm bảo tài sản thế chấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Ngân hàng có thể khởi kiện người không thanh toán nợ đúng hạn và không phối hợp xử lý tài sản thế chấp không?
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Như vậy, trong trường hợp đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không trả thì ngân hàng có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngân hàng có quyền yêu cầu áp dụng kê biên tài sản để đảm bảo tài sản thế chấp không?
Kê biên tài sản đang tranh chấp là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại khoản 6 Điều 114 Bộ luật Tố dụng dân sự 2015.
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Tố dụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
"Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này."
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Như vậy, để bảo vệ tài sản thế chấp là xe ô tô, ngân hàng có thể nộp kèm đơn khởi kiện văn bản yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tài sản thế chấp
Áp dụng biện pháp kê biên tài sản để đảm bảo tài sản thế chấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm được quy định như thế nào?
Ngân hàng có thể xem xét đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
"Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án."
Theo quy định trên thì kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản
Khi kê biên tài sản sẽ được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc sẽ được giao cho một bên đương sự bảo quản (bên ngân hàng có thể xin Tòa án giao bảo quản trong trường hợp này) hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP cũng có quy định:
"Điều 7. Về việc kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết;
2. Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.
Ví dụ: Có vi bằng của Thừa phát lại xác định việc người giữ tài sản có hành vi đập phá tài sản đang tranh chấp."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?