Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ là bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
+ Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
+ Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai đối với người thi hành công vụ đó.
Như vậy, hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy theo mức độ.
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ là bao nhiêu theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Tội chống người thi hành công vụ đi tù mấy năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tội chống người thi hành công vụ tùy vào mức độ mà có các mức phạt tù khác khau, cụ thể:
Khung 1: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
- Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khởi tố vụ án tội chống người thi hành công vụ dựa theo căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Như vậy, chỉ được khởi tố vụ án hình sự tội chống người thi hành công vụ khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường? Tải về Mẫu thông báo tuyển dụng giáo viên?
- Hoạt động vận tải đưa đón trẻ em mầm non bằng xe ô tô là gì? Xe đưa đón trẻ em mầm non khi nào phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên xe?
- Đề thi HK2 môn Địa lớp 12 2025 Kết nối trí thức có lời giải, đáp án chi tiết? Điểm liệt môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu biên bản bàn giao tài khoản làm việc (email, phần mềm, hệ thống quản lý,...) khi nghỉ việc? Có bắt buộc phải bàn giao tài khoản làm việc khi nghỉ việc không?
- Lịch bắn đại bác và lịch tập diễu binh 25 4 tại TPHCM phục vụ lễ 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?