Mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là gì?
- Mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là gì?
- Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao gồm những nội dung nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng chống doping?
- Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong thể thao vào chương trình huấn luyện, đào tạo vận động viên là trách nhiệm của ai?
Mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL về mục tiêu tuyên truyền, giáo dục như sau:
Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục
1. Vì một nền thể thao lành mạnh, công bằng, không doping.
2. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của vận động viên.
3. Thực hiện giám sát, kiểm tra, ngăn chặn việc vận động viên sử dụng doping trong thể thao.
Theo quy định trên, mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là vì một nền thể thao lành mạnh, công bằng, không doping và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của vận động viên.
Đồng thời thực hiện giám sát, kiểm tra, ngăn chặn việc vận động viên sử dụng doping trong thể thao.
Mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là gì? (Hình từ Internet)
Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 6 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về nội dung tuyên truyền, giáo dục như sau:
Nội dung tuyên truyền, giáo dục
Việc tuyên truyền, giáo dục nhằm cung cấp cho vận động viên, các tổ chức và cá nhân liên quan thông tin chính xác về những nội dung sau:
1. Bộ luật phòng, chống doping thế giới; các quy định về phòng, chống doping tại Việt Nam.
2. Các chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được đưa vào Danh mục cấm hàng năm do Tổ chức phòng, chống doping thế giới ban hành.
3. Các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống doping.
4. Hậu quả của việc sử dụng doping gồm các mức hình phạt, tổn hại về sức khỏe và xã hội.
5. Các quy định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping.
6. Quyền và trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.
7. Các trường hợp được miễn trừ do điều trị.
8. Kiểm soát các nguy cơ khi sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng.
9. Tác hại của doping đối với tinh thần thể thao.
Theo đó, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao gồm những nội dung được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có nội dung về Bộ luật phòng, chống doping thế giới; các quy định về phòng, chống doping tại Việt Nam. Và các chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được đưa vào Danh mục cấm hàng năm do Tổ chức phòng, chống doping thế giới ban hành.
Đồng thời nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping cũng bao gồm hậu quả của việc sử dụng doping gồm các mức hình phạt, tổn hại về sức khỏe và xã hội.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng chống doping?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về trách nhiệm của Trung tâm Doping và Y học thể thao như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm Doping và Y học thể thao
1. Hướng dẫn thực hiện các biểu mẫu, tài liệu kỹ thuật về phòng, chống doping theo quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng, chống doping.
3. Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền về phòng, chống doping.
4. Hướng dẫn các vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia, vận động viên được phong đẳng cấp từ cấp I trở lên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị.
5. Phối hợp với các liên đoàn, hiệp hội thể thao, cơ sở đào tạo vận động viên quản lý hồ sơ vận động viên theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
6. Tổ chức tập huấn cho vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế và những đối tượng có liên quan đến phòng, chống doping.
7. Giám sát việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm về phòng, chống doping.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng chống doping là Trung tâm Doping và Y học thể thao.
Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong thể thao vào chương trình huấn luyện, đào tạo vận động viên là trách nhiệm của ai?
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên như sau:
Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về vận động viên, tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra doping theo quy định.
2. Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping trong thể thao vào chương trình huấn luyện, đào tạo vận động viên.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.
Như vậy, việc đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong thể thao vào chương trình huấn luyện, đào tạo vận động viên là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?