Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào? Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm?

Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào? Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 cần đáp ứng yêu cầu gì? Có bao nhiêu nhóm nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337?

Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào?

Theo tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2024 quy định về mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra (Các chỉ tiêu cụ thể thực hiện quy hoạch tại Phụ lục I đính kèm).

- Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra; quán triệt chủ trương của Đảng kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào? Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm?

Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào? Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm? (hình từ internet)

Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 cần đáp ứng yêu cầu gì?

Theo tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2024 quy định về yêu cầu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

(1) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.

(2) Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.

(3) Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng Tây Nguyên; phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của vùng và địa phương theo hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đảm bảo và phát triển đời sống kinh tế - xã hội toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy đoàn kết và giao lưu văn hóa toàn dân, xây dựng khối đại đoàn kết chung giữa các dân tộc.

(4) Cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến; trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng và các quy hoạch cấp trên.

(5) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành có lợi thế như: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp khai thác và chế biến bauxite, alumin, nhôm.

(6) Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực cho phát triển vùng; tăng cường liên kết với vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh thuộc tiểu vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và các nước ASEAN.

Có bao nhiêu nhóm nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337?

Theo tiểu tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2024 quy định có 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch bao gồm:

- Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng;

- Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây - Liên Khương - Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng - Gia Nghĩa - Bảo Lộc - Bình Thuận - Ninh Thuận;

- Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn;

- Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng;

- Về quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch vùng Tây Nguyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng tây nguyên theo Quyết định 1337 như thế nào? Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch vùng Tây Nguyên
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
91 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch vùng Tây Nguyên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch vùng Tây Nguyên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào