Mục tiêu của việc chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng là gì? Ai có quyền phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng?
Mục tiêu của việc chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi Phòng công chứng
1. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứng viên, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi.
3. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, theo đúng quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tiếp tục duy trì, kế thừa hoạt động của Phòng công chứng được chuyển đổi.
4. Thực hiện theo lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo quy định trên, mục tiêu của việc chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng là tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.
Đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và công chứng viên, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng công chứng được chuyển đổi.
Chuyển đổi Phòng công chứng (Hình từ Internet)
Việc chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
2. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
3. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không bị thất thoát trong quá trình chuyển đổi.
Theo đó, việc chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó cơ nguyên tắc Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
Ai có quyền phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng
1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 05 Phòng công chứng trở lên thì Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng. Trong trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp trước khi quyết định.
2. Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết chuyển đổi các Phòng công chứng;
b) Số lượng các Phòng công chứng thuộc trường hợp chuyển đổi theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Lộ trình chuyển đổi các Phòng công chứng;
d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch.
3. Căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án chuyển đổi đối với từng Phòng công chứng theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dưới 05 Phòng công chứng thì không cần thiết phải xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mà xây dựng ngay Đề án chuyển đổi từng Phòng công chứng theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, cơ quan có quyền phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi Phòng công chứng thành văn phòng công chứng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp trước khi quyết định.
Và căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi các Phòng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án chuyển đổi đối với từng Phòng công chứng theo trình tự, thủ tục quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?