Mục tiêu của bảo vệ chống trượt bánh xe khi sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt? Bộ giám sát thời gian bảo vệ chống trượt bánh xe?
Lưu ý:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13264:2021 quy định các tiêu chí để nghiệm thu và phê duyệt kiểu loại mới hệ thống bảo vệ chống trượt bánh xe (WSP) khi sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt.
Tiêu chuẩn này cũng quy định các tiêu chí về tính năng hoạt động của hệ thống bảo vệ chống trượt bánh xe khi sử dụng trên một phương tiện cụ thể và trong các điều kiện vận hành cụ thể cũng như các yêu cầu đối với việc giám sát vòng quay bánh xe (WRM). Tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung về đánh giá thiết kế, thử nghiệm và chất lượng của hệ thống WSP, WRM và các bộ phận cấu thành hệ thống WSP, WRM.
Bảo vệ chống trượt bánh xe (Hình từ Internet)
Mục tiêu của bảo vệ chống trượt bánh xe khi sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt?
Mục tiêu của bảo vệ chống trượt bánh xe theo tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13264:2021 quy định như sau:
Mục tiêu của việc lắp hệ thống WSP cho tàu là để hỗ trợ đạt được những mục đích sau:
- Rút ngắn tối đa khoảng cách hãm chênh lệch so với khoảng cách hãm trên đường ray khô ráo (điều kiện bám tốt);
- Giảm thiểu mức độ hư hỏng bộ trục bánh xe do hiện tượng trượt bánh xe hoặc bó hãm bánh xe;
- Giảm thiểu mức độ hư hỏng đường ray;
- Đối với hệ thống hãm khí nén, giảm thiểu tối đa mức tiêu thụ khí nén so với khi hãm dừng trên đường ray khô ráo mà WSP không hoạt động.
Thứ tự ưu tiên cụ thể của các mục tiêu trên có thể khác nhau đối với các loại ứng dụng khác nhau hoặc ngay cả với một ứng dụng cụ thể.
Các mục tiêu trên được coi là đáp ứng, nếu thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Chức năng chung đối với bảo vệ chống trượt bánh xe khi sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt?
Yêu cầu chức năng chung tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13264:2021 quy định như sau:
Một hệ thống WSP/WRM độc lập phải điều khiển không quá tám trục bánh xe.
Trong trường hợp các đơn nguyên kéo có khả năng vận hành độc lập, mọi sự cố đơn lẻ của hệ thống WSP phải không gây ra suy giảm lực hãm quá 50 % trên các trục được hãm. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng nhiều hệ thống WSP hoặc sử dụng một hệ thống hãm độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi WSP.
Vận tốc dài của các bộ trục bánh xe được tính toán trên cơ sở lấy thông tin từ các cảm biến tốc độ và vận tốc này sẽ được giám sát bởi các bộ điều chỉnh hoặc hệ thống điều khiển tự động (bộ điều khiển inform WSP).
Bộ điều khiển WSP có thể sử dụng các thông tin bổ sung (ví dụ: tín hiệu từ cảm biến áp suất) về trạng thái của tàu để điều khiển WSP.
Bộ điều khiển WSP truyền các lệnh điều khiển đến các cơ cấu chấp hành WSP (ví dụ: các van xả WSP) để giảm, giữ hoặc khôi phục toàn bộ hoặc một phần lực hãm.
Trong ngưỡng vận tốc thấp, WSP phải không được làm suy giảm lực hãm. Ngưỡng vận tốc thấp này không được cao hơn 5 km/h và không thấp hơn 0,5 km/h. Nếu lực hãm suy giảm khi tốc độ tàu giảm xuống ngưỡng vận tốc thấp thì hệ thống WSP phải khôi phục lực hãm về giá trị yêu cầu.
Khi khởi động tàu, WSP phải sẵn sàng hoạt động trước khi vận tốc tàu đạt 6 km/h. Đối với tàu hàng, nếu không cung cấp điện ở vận tốc thấp thì ngưỡng vận tốc thấp có thể được tăng lên tới 15 km/h.
Hệ thống WSP phải duy trì hoạt động trong khi có lực hãm (cho đến khi lực hãm được nhả hoàn toàn).
WSP không được làm tăng lực hãm lên trên mức mà hệ thống hãm yêu cầu. WSP không được thay đổi lực hãm yêu cầu khi tàu ở trạng thái dừng ngoại trừ trong quá trình thử nghiệm hệ thống.
Tất cả các ngưỡng vận tốc được quy định trong tiêu chuẩn này phải gắn liền với đường kính bánh xe trung bình danh nghĩa nếu chưa biết trị số đường kính bánh xe thực tế.
Bộ giám sát thời gian bảo vệ chống trượt bánh xe (bộ đếm thời gian an toàn)?
Theo tiết 5.1.4 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13264:2021 quy định như sau:
Vì lý do an toàn, hệ thống phải có chức năng giám sát để tránh lực hãm bị giảm quá lớn.
Chức năng giám sát thời gian bảo vệ chống trượt bánh xe phải được đưa vào trong các hệ thống WSP để có khả năng tác động trong quá trình hãm khẩn cấp và chức năng này phải độc lập với thuật toán điều khiển WSP và vi xử lý điều khiển WSP.
Thời gian nhả hãm liên tục theo yêu cầu của WSP phải không được vượt quá 10 giây. Sau thời gian này, bộ giám sát thời gian WSP phải loại bỏ sự can thiệp của WSP.
Bộ giám sát thời gian WSP phải loại bỏ sự can thiệp của WSP trong trường hợp lực hãm được duy trì không đổi hoặc giảm liên tục dưới mức yêu cầu mà không tăng lực hãm trong một khoảng thời gian không quá 15 giây. Chức năng giám sát thời gian phải luôn được kích hoạt trong các thử nghiệm WSP, để khôi phục lực hãm theo quy định nếu nhả hãm giai đoạn được duy trì hoặc lực hãm bị giảm do hoạt động của WSP. Việc kích hoạt chức năng này trong quá trình thử nghiệm phải được thể hiện và ghi lại.
Nếu chức năng giám sát thời gian được kích hoạt thì chức năng này chỉ được tái lập sau khi bộ điều khiển WSP dừng ra lệnh giảm lực hãm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?