Mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời có được hoàn lại khoản thuế chênh lệnh không?
- Mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời có được hoàn lại khoản thuế chênh lệnh không?
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong bao lâu khi nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?
- Nếu kết quả điều tra kết luận hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá thì Bộ trưởng Bộ Công Thương phải có hành động gì?
Mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời có được hoàn lại khoản thuế chênh lệnh không?
Căn cứ Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Hoàn trả thuế phòng vệ thương mại
1. Việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Các khoản thuế phòng vệ thương mại được hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều này không được tính lãi suất.
3. Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Theo đó, mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời có thể được hoàn lại khoản thuế chênh lệnh.
Lưu ý:
- Các khoản thuế phòng vệ thương mại được hoàn trả theo khoản thuế chênh lệnh không được tính lãi suất.
- Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời có được hoàn lại khoản thuế chênh lệnh không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong bao lâu khi nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại?
Căn cứ khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
....
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP nội dung thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
- Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
- Xác định chứng cứ về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Nếu kết quả điều tra kết luận hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá thì Bộ trưởng Bộ Công Thương phải có hành động gì?
Căn cứ Điều 71 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
3. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;
c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
4. Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, trường hợp kết quả điều tra kết luận hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá thì Bộ trưởng Bộ Công Thương phải ra quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại.
Lưu ý:
Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?