Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác là bao nhiêu?
- Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác là bao nhiêu?
- Tổ chức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác gồm những cơ quan nào?
- Tổ chức thu phí thẩm định có được để lại số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí không?
Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác là bao nhiêu?
Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
...
2. Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác như sau:
a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:
- Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
- Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:
- Đối với bản ghi âm:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.
- Đối với bản ghi hình:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.
3. Chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác; chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì không được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp.
Như vậy, mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:
- Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
- Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
(2) Đối với chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:
- Đối với bản ghi âm:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc.
Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.
- Đối với bản ghi hình:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc.
Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.
Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác gồm những cơ quan nào?
Tổ chức thu phí thẩm định được quy định tại Điều 3 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu phí
Cục Nghệ thuật biểu diễn (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác gồm:
(1) Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(2) Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ chức thu phí thẩm định có được để lại số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí không?
Việc quản lý và sử dụng phí thẩm định được quy định tại Điều 7 Thông tư 288/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí. Số tiền phí được để lại thực hiện quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí thẩm định phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP thì được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí.
Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?