Mức phụ cấp ưu đãi nghề được hưởng đối với Kiểm tra viên trung cấp Hải quan hiện nay được quy định là bao nhiêu?
Kiểm tra viên trung cấp Hải quan có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Căn cứ theo khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV có nêu như sau:
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và công chức đã được xếp lương theo các ngạch công chức Hải quan, gồm: Kiểm tra viên cao cấp Hải quan, Kiểm tra viên chính Hải quan, Kiểm tra viên Hải quan, Kiểm tra viên Hải quan (Cao đẳng), Kiểm tra viên trung cấp Hải quan, Nhân viên Hải quan.
Theo đó Kiểm tra viên trung cấp Hải quan là đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Hải quan.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề được hưởng đối với Kiểm tra viên trung cấp Hải quan hiện nay được quy định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi nghề được hưởng đối với Kiểm tra viên trung cấp Hải quan hiện nay được quy định là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục II Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV có quy định mức phụ cấp ưu đãi nghề hải quan và hướng dẫn tính phụ cấp như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi và cách tính
1. Mức phụ cấp ưu đãi
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Kiểm tra viên cao cấp Hải quan, (mã số 08.049) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b) Kiểm tra viên chính Hải quan (mã số 08.050) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
c) Kiểm tra viên Hải quan (mã số 08.051), Kiểm tra viên Hải quan (cao đẳng - mã số 08a.051) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
d) Kiểm tra viên trung cấp Hải quan (mã số 08.052), nhân viên Hải quan (mã số 08.053) được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Cách tính
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan = Hệ số lương hiện hưởng cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi được hưởng x Mức lương tối thiểu chung
Ví dụ : Ông Lê Văn A, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thuộc tỉnh H xếp hệ số lương 3,26, bậc 8, ngạch Kiểm tra viên trung cấp Hải quan (mã số 08.052) kể từ ngày 01/01/2006 và đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,35.
Ông A được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan là:
(3,26 + 0,35) x 25% x 450.000 đồng/tháng = 406.125 đồng/tháng.
Đồng thời, ông A có tổng mức tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch Kiểm tra viên trung cấp Hải quan là:
(3,26 + 0,35) + (3,26 + 0,35) x 25% x 450.000 đồng/tháng = 2.030.625 đồng/tháng.
Đến ngày 01/9/2007 ông A đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch Kiểm tra viên Hải quan (mã số 08.051), xếp bậc 4, hệ số lương 3,33; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01/01/2006 và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,35.
Theo quy định, ông A được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan ở ngạch Kiểm tra viên Hải quan (20%) từ ngày 01/9/2007 như sau:
(3,33 + 0,35) x 20% x 450.000 đồng/tháng = 331.200 đồng/tháng
Đồng thời, ông A có tổng tiền lương cộng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan nếu tính ở ngạch Kiểm tra viên Hải quan (từ ngày 01/9/2007) là:
(3,33 + 0,35) + (3,33 + 0,35) x 20% x 450.000 đồng/tháng = 1.987.200 đồng/tháng, thấp hơn tổng mức tiền 2.030.625 đồng/tháng đã hưởng ở ngạch cũ là 43.425 đồng/tháng (2.030.625 đồng – 1.987.200 đồng).
Như vậy, từ ngày 01/9/2007 ông A được hưởng phụ cấp ưu đãi 20% ở ngạch Kiểm tra viên Hải quan là 331.200 đồng/tháng; đồng thời, được hưởng thêm phần bảo lưu phần chênh lệch là 43.425 đồng/tháng (2.030.625 đồng – 1.987.200 đồng) cho đến khi được nâng bậc lương liền kề ở ngạch mới được bổ nhiệm (bậc 5, hệ số 3,66 ngạch kiểm tra viên Hải quan).
Theo đó mức phụ cấp ưu đãi nghề cho Kiểm tra viên trung cấp Hải quan (mã số 08.052) hiện nay bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được tính theo hướng dẫn nêu trên.
Phụ cấp ưu đãi nghề Hải quan được chi trả ra sao?
Căn cứ theo Mục III Thông tư liên tịch 94/2007/TTLT-BTC-BNV có quy định về nội dung này như sau:
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định.
2. Chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan
a) Phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Công chức Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi.
Theo đó phụ cấp ưu đãi nghề Hải quan được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Công chức Hải quan được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề Hải quan thuộc biên chế trả lương của đơn vị nào thì đơn vị đó chi trả phụ cấp ưu đãi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?