Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn là bao nhiêu? Người vi phạm có bị tước bằng lái xe hay không?
Các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy mới nhất hiện nay? Mức phạt cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy được quy định như sau:
(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Mức phạt cao nhất khi điều khiển xe máy có chứa nồng độ cồn?
Điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn có bị tước bằng lái xe hay không?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.
Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn liệu có bị tạm giữ xe hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?