Mức lương đối với viên chức có trình độ cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 là bao nhiêu?
Mức lương đối với viên chức có trình độ cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 là bao nhiêu?
Hệ số lương đối với viên chức có trình độ cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Cách xếp lương
...
2. Xếp lương khi viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc, hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, như sau:
a) Trường hợp viên chức có trình độ tiến sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng III (mã số V.06.01.02) thì xếp bậc 3/9, hệ số lương 3,00 của viên chức loại A1.
b) Trường hợp viên chức có trình độ thạc sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng III (mã số V.06.01.02) thì xếp bậc 2/9, hệ số lương 2,67 của viên chức loại A1.
c) Trường hợp viên chức có trình độ đại học khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng III (mã số V.06.01.02) thì xếp bậc 1/9, hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1.
d) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng IV (mã số V.06.01.03) thì xếp bậc 2/12, hệ số lương 2,06 của viên chức loại B.
đ) Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng IV (mã số V.06.01.03) thì xếp bậc 1/12, hệ số lương 1,86 của viên chức loại B.
...
Theo đó, trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 (mã số V.06.01.03) thì xếp bậc 2/12, hệ số lương 2,06 của viên chức loại B.
Lương viên chức loại B từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).
Như vậy, mức lương đối với viên chức có trình độ cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 là 3.708.000 đồng.
Mức lương đối với viên chức có trình độ cao đẳng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng 4 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phải có trình độ cao đẳng mới được đảm nhiệm chức danh địa chính viên hạng 4 đúng không?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh địa chính viên hạng 4 được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
Địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý.
...
Theo đó, địa chính viên hạng 4 phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý.
Chức danh nghề nghiệp đại chính viên hạng 4 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của chức danh địa chính viên hạng 4 được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV như sau:
- Tham gia xây dựng và thực hiện các phương án kinh tế - kỹ thuật về đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cấp xã; tham gia thực hiện các phương án kinh tế-kỹ thuật về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; tham gia thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, cấp xã;
- Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật đối với từng thửa đất cụ thể về các nội dung: đo đạc lập và chỉnh lý bản đồ địa chính; trích đo địa chính thửa đất; đăng ký đất đai, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo quản khai thác tài liệu, hồ sơ;
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện, đề nghị điều chỉnh trong phạm vi quyền hạn được giao đối với các hoạt động kỹ thuật trái với quy định hiện hành trong công tác được giao;
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?